• 18/05/2020

Có thể khẳng định rằng, mọi cá nhân, gia đình đều có một chiếc đèn pin trong nhà; nhưng khi chọn lựa giữa hàng trăm sản phẩm đèn có mặt trên thị trường, chiếc đèn mà bạn lựa chọn có thật sự mang lại một điều gì khác biệt?

 

Dĩ nhiên là có. Mặc dù tất cả các sản phẩm đèn trên thị trường đều cho bạn một nguồn sáng nhất định, công dụng mà chúng mang lại có sự khác biệt rất lớn. Trong những năm vừa rồi, đã có một sự tăng trưởng đáng kể trong sự đa dạng của phân khúc đèn cá nhân; vì vậy, để dễ chọn lựa chiếc đèn phù hợp nhất cho bạn và lối sống của bạn, hãy tham khảo 3 câu hỏi cơ bản sau đây:

  1. Bạn sẽ sử dụng chiếc đèn của mình thường xuyên nhất trong trường hợp nào? Chạy bộ ban đêm, sử dụng trong nhà khi mất điện,…

  2. Trong khi hoạt động, một chiếc đèn pin hay một chiếc đèn đội đầu hữu dụng hơn với bạn? Ví dụ: cầm đèn pin khi chạy sẽ khá cồng kềnh và khó chịu, vì vậy một chiếc đèn đội đầu sẽ là lựa chọn hợp lý hơn.

     

  3. Bạn cần một chiếc đèn có thể sạc hay sử dụng pin thường? Ví dụ, khi đi cắm trại, thì nơi cắm trại thường sẽ không có ổ điện để bạn cắm sạc; trong khi đây không phải một vấn đề lớn khi bạn ở nhà.

 

Khi bạn đã có một hình dung rõ ràng hơn về chiếc đèn hữu dụng nhất cho bạn, danh sách sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những thuật ngữ thông dụng (và ý nghĩa của chúng), để bạn có thể đưa ra quyết định chắc chắn nhất:

Lumens (lm) – lượng ánh sáng chiếc đèn sẽ cung cấp cho bạn. Chỉ số lumens càng cao, nguồn sáng sẽ càng mạnh. Ví dụ, một chiếc đèn pin 500lm sẽ sáng hơn một chiếc đèn pin 200lm.

Tầm chiếu xa – Đơn vị tính bằng mét, cho bạn biết được rằng ánh sáng sẽ chiếu xa được bao nhiêu mét trước khi mờ dần hoặc biến mất. Tầm chiếu xa chịu ảnh hưởng của chế độ sáng bạn đang sử dụng  ( tiết kiệm pin, thông thường, mạnh, cực mạnh,… ) Tầm chiếu xa tối đa của một chiếc đèn sẽ thường xuất hiện trên bao bì sản phẩm.

Thời lượng sử dụng – Thời lượng sử dụng sẽ được tính riêng cho mỗi chế độ sáng của chiếc đèn pin của bạn. Chiếc đèn sẽ có thời lượng sử dụng lâu hơn khi cho ánh sáng mờ hơn, và ngắn hơn khi cho ánh sáng mạnh hơn, đơn thuần vì nó tiêu thụ nhiều năng lượng hơn để cho bạn một nguồn sáng mạnh hơn. Thời lượng sử dụng xuất hiện trên bao bì thường là thời lượng sử dụng của chế độ sáng thấp.

Chỉ số IP (Ingress Protections)là mức độ chống bụi và nước của lớp vỏ đèn pin. Chỉ số IP gồm 2 chữ số, chữ số đầu tiên chỉ mức độ chống bụi (tối đa là 6), và số thứ 2 chỉ mức độ chống thấm nước (tối đa là 9). Chữ số càng cao thì mức độ chống bụi/nước càng cao. Nếu một trong 2 số được thay bằng chữ X, ví dụ như IPX4, thì chữ X này có nghĩa rằng sản phẩm chưa được đánh giá mức độ chống bụi (vì nó thay thế cho chữ số đầu tiên).

Và giờ, khi bạn đã biết đủ những điều cần thiết để chọn cho mình một chiếc đèn; danh sách này sẽ tổng hợp lại 5 môi trường/trường hợp mà bạn sẽ tới cần một chiếc đèn pin hoặc đèn đội đầu, và những sản phẩm tối ưu nhất dành cho bạn:

 

1. Sử dụng thông thường trong gia đình:

Cho những công việc trong gia đình, lựa chọn tốt nhất là những chiếc đèn nhỏ, gọn, dễ sử dụng. Bạn sẽ không cần tới một chiếc đèn quá phô trương, lựa chọn lý tưởng sẽ là một chiếc đèn bền bỉ, thời lượng pin lâu dài và dễ dàng bảo quản/sử dụng trong một thời gian dài. Một chiếc đèn cầm tay phù hợp sẽ là Ledlenser P7, và nếu bạn thích đèn đội đầu hơn, hãy tham khảo MH3.

2. Sử dụng ngoài trời (dã ngoại, trekking,…):

Nếu bạn đang tìm một chiếc đèn cho những chuyến khám phá, dã ngoại của mình, bạn sẽ cần một chiếc đèn có thời lượng sử dụng tốt, đủ mạnh để chiếu sáng con đường/khu vực xung quanh, và đủ xa để đảm bảo tầm nhìn tốt và an toàn. Sản phẩm đèn pin ngoài trời bán chạy nhất của chúng tôi là MT10, và MH11 khá nổi bật trong dòng đèn đội đầu.

 

  1. Môi trường làm việc, công xưởng:

Trong môi trường công xưởng, một chiếc đèn phù hợp cần có thời lượng pin tốt và nguồn sáng mạnh. Bạn có thể cũng cần thêm một số tính năng đặc biệt như tính năng bảo vệ (đế đèn cao su và đai chống lăn), hoặc công tắc ngoại cỡ dành cho những khi bạn cần đeo găng tay hoặc mặc đồ bảo hộ. Một điều nữa để cân nhắc là nguồn pin: một nguồn pin có thể sạc,và một nguồn pin alkaline thông thường – để bạn không gặp phải rắc rối khi nguồn pin sạc cạn và bạn không tìm thấy ổ điện. Với những yêu cầu này, đèn pin i7R và đèn đội đầu IH9R sẽ là lựa chọn lý tưởng.

 

  1. EDC (Everyday Carry):

Khi lựa chọn một chiếc đèn EDC – đựng trong túi, móc khoá, trong xe hơi, một chiếc đèn cần sự nhỏ, gọn và nhẹ. Hơn nữa, sản phẩm cần dễ dàng sử dụng và có một công tắc tiện lợi, để bạn có thể sử dụng nó một cách nhanh gọn khi cần thiết, như khi để chiếu đường đi chẳng hạn. K4R đáp ứng tất cả những điều kiện này, và còn có thêm chế độ SOS dành cho tình huống khẩn cấp nữa.

 

  1. Tình huống khẩn cấp:

 

Trong cuộc sống, việc dự trù và chuẩn bị sẵn một hộp dụng cụ dành cho tình huống khẩn cấp luôn cần thiết. Chiếc đèn là một vật không thể thiếu trong hộp dụng cụ này, dù ở nhà, công xưởng hay trong ô tô của bạn. Nguồn sáng không cần mạnh mẽ vượt trội, nhưng cũng phải đủ để hữu ích cho bạn khi cần thiết. Nguồn pin cần đa dạng: bên cạnh nguồn pin sạc, cần một nguồn pin alkaline để đề phòng những khi ta không có nguồn điện. ML6 là chiếc đèn tuyệt vời cho hộp dụng cụ khẩn cấp của bạn, với cả nguồn pin sạc và nguồn pin sử dụng 2 pin CR123A, đồng thời cũng được tích hợp chế độ báo hiệu khẩn cấp và thời lượng pin lên tới 70h.

 

Với những thông tin này, chúng tôi hi vọng bạn đã quen thuộc hơn với những mẫu thiết kế, công năng, điểm cộng và trừ của những sản phẩm Ledlenser. Hi vọng bạn sẽ tìm được nguồn sáng lý tưởng cho mình!